Sau 3 đợt hóa trị, bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ khối u xương ác tính, nạo bỏ toàn bộ khối u. Phần xương vừa cắt ra được ngâm trong dung dịch ni-tơ bảo quản lạnh 20 phút. Tiếp tục rã đông trong nhiệt độ phòng 15 phút và rã đông trong nước cất 10 phút.
Ê-kíp tiếp tục tái tạo lại lồi cầu ngoài bằng xương mào chậu kết hợp với xi măng. Xương sau khi tái chế được cấy ghép lại vào chân người bệnh. Các bác sĩ đã kết hợp xương bằng 2 nẹp vít, tái tạo lại dây chằng bằng chỉ siêu bền. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục phải hóa trị thêm 5 đợt và không ghi nhận biến chứng.
Theo bác sĩ Tuấn, người bệnh đã tự đi lại mà không cần dụng cụ hỗ trợ, khớp gối vận động gấp được 90 độ khi tái khám sau 3 tháng. Quan sát trên phim X-quang, bác sĩ nhận thấy đang liền xương và không thấy di căn.
Để bảo tồn chân cho bệnh nhân ung thư xương, ê-kíp sử dụng kỹ thuật đơn giản đông cứng khối u xương bằng ni-tơ, ghi nhận kết quả bước đầu khả quan.
Kỹ thuật này có thời gian điều trị phẫu thuật ngắn, bảo tồn được sụn khớp và dây chằng, không nhiễm trùng và tái phát tại chỗ, không phụ thuộc vào ngân hàng mô xương, chi phí rẻ cũng như không bị thải ghép sau cấy ghép lại. Nhược điểm là xương sau cấy ghép sẽ thoái hóa và giảm mật độ xương theo thời gian…
Phẫu thuật bảo tồn chi trong bệnh lý u xương ác tính rất khó khăn, đòi hỏi phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất trang thiết bị y tế chuyên dụng. Các bác sĩ phải đánh giá thật kỹ để quyết định phẫu thuật đoạn chi hay bảo tồn trên từng trường hợp là khả quan hơn.
“Việc bảo tồn chi giúp người bệnh tự tin và hy vọng vào cuộc sống, đặc biệt là những bệnh nhân trẻ tuổi”, bác sĩ Tuấn chia sẻ.
Ước mơ lắp chân giả của bé trai mắc bệnh ung thư xươngMắc bệnh ung thư xương, Trung Tiến phải cắt bỏ một bên chân. Cậu bé có ao ước duy nhất là lắp chân giả để đi lại bình thường như các bạn." alt=""/>Đau khớp gối 2 tháng, chàng trai trẻ nhận kết quả ung thư xươngHiện tại, trên ứng dụng Hue-S, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa vào vận hành nhiều dịch vụ đô thị thông minh cho người dân như: dịch vụ phản ánh hiện trường, dịch vụ thông tin cảnh báo, dịch vụ giám sát đô thị thông qua cảm biến camera; dịch vụ giám sát hồ đập, môi trường, dịch vụ giám sát tàu cá.
Thực tiễn vận hành các dịch vụ đô thị thông minh trên ứng dụng Hue-S đã và đang góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức hoạt động quản lý nhà nước, cũng như gia tăng mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp với hoạt động của chính quyền.
Để hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19, thời gian gần đây, bên cạnh việc cùng với các địa phương khác trong cả nước tính cực tuyên truyền, vận động người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone, tỉnh Thừa Thiên Huế đã bổ sung chức năng quản lý dịch bệnh Covid-19 bằng mã QR trên Hue-S.
Theo thống kê, với Bluezone - ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19, đến chiều ngày 18/2, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 237.393 lượt tải và cài đặt ứng dụng Bluezone, đạt tỷ lệ 21,03% dân số, xếp thứ 12 trên toàn quốc.
Với Hue-S, đến nay đã có trên 350.000 người dân trên địa bàn cài đặt và sử dụng ứng dụng, chiếm hơn 31% dân số và chiếm gần 48% người dùng smartphone của tỉnh.
Góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của tỉnh
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên cả nước, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn triển khai cài đặt ứng dụng Hue-S cho toàn dân.
Việc này, theo lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, là nhằm triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người dân; đồng thời vừa có tính lâu dài để hình thành thói quen của người dân sử dụng công nghệ, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của tỉnh.
Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan trung ương trên địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế quán triệt nghiêm tục các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại cơ quan, đơn vị, địa phương, tuyệt đối không lơ là trong phòng dịch.
Thủ trưởng các cơ quan trung ương trên địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế cũng được yêu cầu phải thường xuyên duy trì 5K, đồng thời chỉ đạo các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị, địa phương cài đặt ứng dụng Hue-S, triển khai giải pháp quét QR (mã thông tin phản hồi). Đây là là tiêu chí bắt buộc trong đánh giá mức độ an toàn phòng dịch tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, những đơn vị liên quan huy động tối đa lực lượng đi từng ngõ, gõ từng nhà để thông báo, rà soát, hướng dẫn và cài đặt ứng dụng Hue-S cho tất cả người dân có điện thoại thông minh.
Cùng với đó, tiếp tục triển khai đặt bảng mã QR tại các cơ quan, đơn vị, địa phương và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn quản lý; chỉ đạo các công ty, doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh điện thoại di động hỗ trợ cài đặt ứng dụng Hue-S cho người mua.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có chỉ đạo cụ thể với các cơ quan, đơn vị khác trong tỉnh như: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở GD&ĐT, Sở TT&TT, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các doanh nghiệp… về việc triển khai cài đặt ứng dụng Hue-S cho toàn bộ người dân trong tỉnh.
Theo đó, ngoài việc triển khai cài đặt ứng dụng Hue-S cho toàn thể đoàn viên thanh niên các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế còn có trách nhiệm chỉ đạo các cấp đoàn cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã thực hiện phong trào tình nguyện hỗ trợ các địa phương cài đặt Hue-S cho người dân có smartphone, đồng thời phát động toàn dân thừa Thiên Huế cài đặt Hue-S.
Sở TT&TT Thừa Thiên Huế có trách nhiệm kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương, các lực lượng trong việc triển khai cài đặt Hue-S. Đồng thời, nghiên cứu giải pháp giám sát cán bộ, công chức, viên chức thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng Hue-S trên cơ sở dữ liệu quản lý số cán bộ, công chức, viên chức; cung cấp cho Sở Nội vụ số liệu để đánh giá việc thi đua, chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
M.T
Tây Ninh là một trong những địa phương mà Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
" alt=""/>Kêu gọi người dân toàn tỉnh cài HueBáo cáo cần nêu rõ việc rà soát thực hiện “người bệnh khi tiến hành siêu âm sản phụ khoa, thăm khám bộ phận sinh dục... được cung cấp khăn để che chắn cơ thể (hoặc áo choàng, váy choàng được thiết kế riêng), bảo đảm kín đáo cho người bệnh”, theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn Bộ Y tế.
Cục Quản lý khám chữa bệnh yêu cầu Bệnh viện Việt Đức công khai kết quả xác minh trên phương tiện thông tin đại chúng; có văn bản trả lời trực tiếp người nhà người bệnh và báo cáo nhanh kết quả về cục trước ngày 20/9 để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế.
Trước đó, chiều 15/9, VietNamNetphản ánh thông tin trên mạng xã hội lan truyền clip gia đình nữ bệnh nhân 16 tuổi tố cô gái bị một người làm việc tại phòng chụp X-quang Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) có hành vi xâm hại vùng kín.
Tối 13/9, một tài khoản trên mạng xã hội đã phát trực tiếp cảnh người đàn ông xưng là người thân của bệnh nhân nữ 16 tuổi. Người này tố một nhân viên trong phòng chụp X-quang số 103 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có hành vi xâm hại vùng kín bệnh nhân.
Trong clip, người đàn ông nói sự việc xảy ra ngày 9/9, cô gái 16 tuổi bị tai nạn xe và được đưa vào Bệnh viện Việt Đức, chụp X-quang tại phòng 103. Người được cho là có hành vi xâm hại vùng kín của cô gái tên là B. Cô gái đã "đạp ra một lần, nhưng người tên B. vẫn tiếp tục". Người đàn ông này cho biết cô gái đã chụp lại hình ảnh của B.
Cũng theo nội dung trong clip, gia đình bức xúc vì con gái chưa đủ tuổi thành niên, chưa nhận được hướng “giải quyết đúng”, “không một lời xin lỗi” và người tên B. đã tắt máy điện thoại nên không thể liên lạc. Do đó, gia đình yêu cầu bệnh viện cần cho họ gặp người bị tố cáo và nhân viên y tế trực cùng ca để giải quyết.
Trao đổi với VietNamNet chiều 15/9, đại diện Bệnh viện Việt Đức cho biết lãnh đạo bệnh viện đã chỉ đạo khoa Chẩn đoán hình ảnh họp. Nguồn tin cũng cho biết người bị tố cáo là học viên(sinh viên thực hành/thực tập tại bệnh viện), không phải là kỹ thuật viên, bác sĩ hay nhân viên y tế của bệnh viện.
Tuy nhiên, học viên này đã về quê sau khi gửi đơn tường trình. Lãnh đạo bệnh viện đã chỉ đạo phòng Quản trị chuẩn bị, thu thập đầy đủ thông tin, giấy tờ liên quan để gửi nộp công an phường Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để xác minh làm rõ vụ việc.
“Bệnh viện đang khẩn trương phối hợp với công an xác minh, xử lý. Công an đã vào cuộc, mời gia đình bệnh nhân làm việc. Chúng tôi cũng đang chờ đợi kết quả xác minh của công an", nguồn tin cho hay.